Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

AMEN !



Trong thánh lễ, nhiều lần chúng ta đáp Amen sau những lời nguyện mà linh mục chủ tế thay mặt cộng đoàn tuyên đọc. Thí dụ:

- “Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời. - Amen”.

- “... đến muôn thuở muôn đời. - Amen”.

Amen là chữ Do thái. Các tín hữu thời Cựu Ước thường dùng chữ Amen để kết thúc lời cầu nguyện của họ. Chúa Kitô cũng đã sử dụng, không những lúc Người cầu nguyện, mà còn cả trong lúc giảng dạy để nhấn mạnh, làm nổi bật chân lý Người nói : “Amen - Thật - Ta bảo thật các ngươi...” Chúng ta thường gặp ngôn thức này trong Tin Mừng.


Trước kia, sau các lời nguyện, người ta thưa “Ước gì được như vậy”. Bây giờ người ta thích dùng chữ Amen hơn, vì Ước gì được như vậy không thể diễn tả hết được sự phong phú của chữ Amen.

Khi thưa Amen, người ta không chỉ bày tỏ ước muốn được như vậy, mà còn xác nhận một điều chắc chắn. Đó là trường hợp khi vị linh mục công bố : “Mình Thánh Chúa Kitô” và tín hữu thưa “Amen”. Chữ Amen ở đây có nghĩa “Vâng ! Tôi xác tín Chúa Kitô đến ngự trong tôi dưới hình bánh này”. Đó là một điều chắc chắn !

Khi chúng ta thưa Amen sau lời nguyện của linh mục chủ tế, điều đó không chỉ có nghĩa là ước muốn những lời cầu nguyện đó được chấp nhận, nhưng còn nói lên rằng : lời nguyện đó cũng là lời nguyện của chính chúng ta, và chúng ta muốn tháp nhập vào đó với hết tâm tình.

Hơn thế nữa, Amen diễn đạt đức tin của toàn cộng đoàn vào sự trung tín của Chúa. Người sẽ nhậm lời những gì cộng đoàn cầu xin với niềm tin tưởng. Bởi vì căn gốc của chữ Do thái này có ý nghĩa sự trung thành, trung tín. Như thế, khi thưa Amen, chúng ta tung hô sự trung tín của Chúa, như lời thánh Phaolô : “Xin Thiên Chúa là Đấng trung tín chứng giám cho rằng lời nói của chúng tôi đối với anh em, không phải là vừa "Có" lại vừa "Không". Quả thế, Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng mà chúng tôi đã rao giảng nơi anh em, [...], nơi Người chỉ là "Có" mà thôi. Bởi chưng bao nhiêu lời hứa của Thiên Chúa đã thành "Có" ở nơi Người. Vì thế nhờ Người mà chúng tôi hô lên lời "Amen" tôn vinh Thiên Chúa” (2 Cor 1,18-20).
(Trích từ tập sách "40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ" của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa)






Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Để con nên hình bóng ngài


Chúa phán : Các con hãy đi rao giảng tin mừng cho muôn dân, và từ đó khắp các nơi trên bờ cõi trái đất, đâu đâu cũng có dấu chân của các vị truyền giáo, đâu đâu cũng có những người đã kiên cường chấp nhận cái chết để làm chứng cho Chúa.

Thánh Phao Lô xưa cũng là một trong những kẻ chuyên săn lùng bắt bớ những người theo Chúa, thế nhưng sự tỉnh thức đã đến với ông nhờ được ánh sáng của Chúa soi chiếu trong một lần càn quét. Và từ đó ông trở thành người Tông đồ nhiệt thành và trở thành một vị thánh lớn của Giáo Hội.

Hình ảnh của Thiên Chúa không chỉ đẹp trên bàn thờ, không chỉ nhẹ nhàng như cánh hoa. Có đôi khi phải vất vả trên chặng đường của Thập giá để dẫn đưa những con chiên lạc về.

Hôm rồi, trong thánh lễ ở một Giáo họ Quận 8 mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê, người được mệnh danh là Phaolô thế kỷ XVI  vì tinh thần truyền giáo cao độ. Trong bài giảng của vị Chủ tế có đoạn mà mình thấy rất tâm đắc. Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng tin mừng, ĐI ở đây không chỉ có nghĩa là di chuyển từ nơi này đến nơi khác để gặp gỡ, để mang Chúa đến cho mọi người. Mà còn là mở rộng lòng mình, chạm vào tâm hồn của những người khác. Giới thiệu Chúa đến với mọi người qua chính cuộc sống thường ngày của mình với mọi người xung quanh. Những thái độ, những cách đối xử, những việc làm bác ái nhỏ nhoi cho người anh em tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh Đức Kitô.

Trong điều kiện cho phép, mình cảm thấy vui vì ít hay nhiều cũng đã có dịp đi, đã có dịp giới thiệu Chúa đến các anh em khác qua những bài thánh ca. ĐI ở đây đúng nghĩa bài giảng, chỉ quanh quẩn ở một góc nhà lạch cạch với cái máy tính cũ trong những lúc rảnh, nhưng vui vì những bài thánh ca đã chia sẻ đến khắp mọi nơi. đem ít nhiều cảm xúc đến cho . . . . .  vài người, chỉ một vài người thôi cũng đã cảm thấy hạnh phúc rồi. Và, chút hạnh phúc đó đã làm cho mình thêm sức mạnh để vui vẻ đón nhận thử thách trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, lo toan bộn bề. Biết nhìn ra những niềm vui trong những trái ngang của cuộc đời và rồi : để con có ánh mắt từ nhân, để con có tấm lòng khoan dung, để con biết nói lời tha thứ sống đời yêu mến. Từ nay sẽ không là con sống nhưng là Chúa sống trong con từng ngày. Cùng với Chúa con về muôn lối gieo tình yêu mới đắm say lòng người . . .

Bài hát " Để con trở nên hình bóng Ngài "  thật sâu sắc và đầy ý nghĩa với phần dàn dựng, trình bày của nhóm Linh Ca Trio Cha Cha Cha trong VCD Magnificate mừng lễ Giáng Sinh.





Lời bài hát :

Từng ngày xin hãy ở cùng con, từng ngày xin đỡ nâng đời con, 
từng ngày xin đồng hành với con, Chúa ơi. 
Từng ngày xin biến đổi lòng con, từng ngày xin biến đổi tim con, 
để đời con đổi thay đẹp hơn.
Chúa ơi, Chúa ơi, Chúa ơi!

Để con có trái tim của Chúa, trái tim đầy ắp yêu thương nồng nàn.
Để con có đôi tay của Chúa đôi tay trìu mến đỡ nâng dịu dàng.
Để con có ánh mắt từ nhân để con có tấm lòng khoan dung.
Để con biết nói lời tha thứ, sống đời yêu mến.

Từ nay sẽ không là con sống nhưng là Chúa sống trong con từng ngày.
Cùng với Chúa con về muôn nối gieo tình yêu mới đắm say tình người.
Để con nên như là tấm gương phản chiếu bóng hình Chúa tình thương.
Rồi nơi con qua, và nơi con đến tràn ngập yêu thương, tran hòa niềm vui.

Tình Chúa lớn mãi giữa đời!


Tháng 12/2014

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

BÊN SÔNG BABYLON




Bài hát Rivers of Babylon không phải là sáng tác của nhóm  Boney M. nhưng do Brent Dowe và Trevor McNaughton thuộc nhóm The Melodians viết vào năm 1970. Bài hát được dùng trong phim The Harder They Come vào năm 1972. Rivers of Babylon chỉ nổi tiếng sau khi được nhóm Boney M. trình bày vào năm 1978.  Sau khi băng nhạc Rivers of Babylon / Brown Girl in the Ring được phát hành, bài Rivers of Babylon đứng đầu danh sách những ca khúc được yêu chuộng nhất tại nhiều quốc gia Âu Châu trong nhiều tuần liên tiếp.

Mặc dầu không phải là một thánh ca nhưng toàn bộ lời ca trong bài Rivers of Babylon được trích từ Kinh Thánh. Nguyên văn lời ca của bài Rivers of Babylon như sau:

“By the rivers of Babylon, there we sat down, yea, we wept, when we remembered Zion… They carried us away in captivity requiring of us a song… Now how shall we sing the Lord’s song in a strange land?
Let the words of my mouth, and the meditation of my heart, be acceptable in Thy sight…”

 “Bên những dòng sông tại Babylon, chúng con ngồi và khóc khi nhớ lại Si-ôn… Những kẻ bắt chúng con làm phu tù yêu cầu chúng con hát một bài ca … Giờ đây, làm thế nào chúng con có thể hát một bài ca của Chúa trên đất ngoại bang?
Nguyện cho những lời nói của miệng con và những suy gẫm của lòng con được đẹp ý Ngài.”





Lời ca nhắc lại một thời kì lịch sử đen tối của dân tộc Do Thái. Năm 586 trước CN vua xứ Babylon là Nebuchadnezzar mang quân tấn công kinh thành Jerusalem của dân Do Thái, đền thờ bị phá hủy, toàn thể dân chúng, kể cả vua của Judah, bị bắt sang sống lưu đày ở kinh đô Babylon. Hơn bốn mươi năm sau, khi đế quốc Ba Tư đánh bại đế quốc Babylon, vào năm 539 trước CN, đại đế Cyrus của Ba Tư mới cho người Do Thái hồi hương.

Tuy bài hát dẫn lời kinh cựu ước nhưng tại sao nhóm Boney M da màu lại nhắc lại lời khóc than của dân Do Thái hơn 2000 năm trước?. Để hiểu điều này phải hiểu rõ bối cảnh ra đời của nhạc Reggae và phong trào Rastafari. Khởi phát từ những nghệ sĩ tài năng như Bob Marley, nhạc reggae đã lan tỏa thôi bừng sức sống văn hóa người da màu ở Jamaca ra toàn thế giới. Cùng với âm nhạc reggae là phong trào Rastafari. Ảnh hưởng về văn hóa và tinh thần của lối sống Rastafari đối với nhạc reggae sâu sắc đến nỗi thật khó hình dung Rastafari lại thiếu raggae và ngược lại. Khi phong trào Rastafari nổi lên từ những khu ghetto vào cuối những năm 30 ở Kinhston, thủ đô của Jamaica thì ngay lập tức phong trào này đã trở thành chiếc cầu nối giúp những người châu Phi lưu lạc hướng về tổ quốc Ethiopia xa xôi, để tôn thờ vị hoàng đế mới lên ngôi. Văn hóa Rastafari không chỉ tồn tại trong lòng đất nước Jamaica mà còn lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới.
  
Người da màu ở Jamacca và châu mĩ được đưa đến đây bởi những chuyến tàu buôn nô lệ của thực dân châu Âu. Cho đến tận những năm 70 của thế kỷ 20, họ không ngừng khóc than khi nhớ về quê hương tổ tiên ở Ethiopia. Trong cuộc sống đau khổ và bị phân biệt họ không ngừng phản kháng thông qua âm nhạc và đức tin. Cùng với nhạc reggae, phong trào Rastafari khởi phát ở Jamaca như là một nhánh của Thiên chúa giáo bắc phi. Những người rastafari tin rằng tổ tiên của họ là một trong 12 chi tộc Do thái cổ, những con cháu của Moses đã được Thiên chúa chỉ định và giải thoát. Vào thập niên 1970 phong trào Rastafari hướng về hoàng đế Ethiopia Haile Selassie và xem ông như một vị Chúa cứu thế. Khi Haile Selassie đến thăm Jamaca năm 1966 ông đã được đón tiếp bởi một biển người đầy những tín đồ sùng kính.

Trong phụng vụ, bài Thánh Vịnh 136 là bài ai ca về việc thành Giêrusalem bị hủy hoại và về cuộc lưu đầy ở Babylon, một lời nguyện cầu chân thành xin được giải thoát và là một lời bày tỏ niềm ước vọng về Thánh Đô. Bài Thánh Vịnh này gợi lên hình ảnh Babylon như là một chốn nô lệ và sầu thương được coi như là dấu báo tiêu biểu cho những cảnh tượng kinh hoàng của những trại tử thần ở thế kỷ vừa qua, nơi dân Do Thái đã bị diệt chủng. Trong nỗi sầu muộn của mình, thành phần bị lưu đầy không còn cất tiếng hát “những bài ca về Chúa”, những bài ca chỉ có thể dâng lên Thiên Chúa trong tự do và trong môi trường nguyện cầu phụng vụ. Trong Mùa Vọng, Giáo Hội đọc bài Thánh Vịnh này, với lời van nài của bài thánh vịnh mong được giải thoát cùng với nỗi khát mong nhung nhớ về Thánh Đô, như là một bày tỏ của niềm Giáo Hội hy vọng nguyện cầu cho việc Chúa Kitô đến. 

Mời mọi người cùng nghe bài thánh ca  " Bên Sông Babylon "  qua tiếng hát Ca đoàn Ngàn Thông có cùng nội dung với  " Rivers of Babylon "

Sưu Tầm 12/2014

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Một Chút, chút xíu thôi


Nhạc Sĩ Thông Vi Vu là nghệ danh của Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, Ngoài sáng tác, Đức Cha còn là một ca sĩ với giọng hát trầm ấm có sức lôi cuốn người nghe. Các sáng tác của Đức Cha thường mang nặng tính triết lý nhưng lại được mô tả với những hình ảnh rất giản dị, bình dân. Dễ đi vào lòng người. Trong đêm nhạc chủ đề Đôi khi tại GX Bình Lâm ngày 20/10/2010, Đức Cha đã cùng với Minh Thư, Minh Tú ( Tam Ca áo Trắng ) trình bày ca khúc Một Chút do chính Đức Cha sáng tác. 

Bài hát với những điều tưởng chừng như quá đơn giản trong cuộc sống, nhiều căn nhà mọc lên thì thành một khu phố, Nhiều người tụ họp thì thành một đám đông, nhiều giọt mưa nho nhỏ rơi xuống cùng một lúc thì làm thành con sông giữa phố phường. . . . . chẳng ai thắc mắc và cũng chẳng cần phải ai chứng minh cho những điều hiển nhiên ấy cả. Và, có lẽ vì quá đơn giản mà chúng ta đôi khi lại quên đi mất tầm quan trọng của những chút ấy.

Có một liên quan thú vị giữa bài hát và chủ đề đêm nhạc, ĐÔI KHI và MỘT CHÚT . Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chỉ vì một ánh mắt cảm thông, một câu nói an ủi người ta cũng có thể yêu thương nhau mãi mãi. Và, cũng chỉ là một cái nhìn thiếu thiện cảm, một câu nói shock, người ta sẵn sàng chém giết lẫn nhau. Có một lần mình đã đọc được status của một người em đăng trên facebook : . . . . . mở miệng nói một câu "cám ơn"  khó vậy sao trời ??? Thật, đôi khi chúng ta đã quên mất một chút gì đó để rồi nghìn chút chút bé nhỏ làm cho cuộc đời thêm tuyệt vời.

Có lúc nào bạn đã tự hỏi : 24 giờ trong một ngày, chúng ta đã có bao nhiêu chút để hận thù và bao nhiêu chút để yêu thương ?






Sinh năm 1952 gốc giáo phận Thái Bình. Sau khi mãn tiểu chủng viện, Thầy Giuse Thống  theo học ngành Triết, Đại học Văn khoa Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân, Thầy tiếp tục theo học thần học tại Ðại chủng viện liên địa phận Thánh Giuse tại Sài Gòn.

Thụ phong linh mục vào năm 1985 tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi chịu chức, Cha Giuse được phân công về làm linh mục chánh xứ Bạch Ðằng (Quận 12) trong 7 năm trời.

Năm 1992, Cha Giuse Thống được gửi đi du học tại Pháp để theo học bậc cao học ngành Thần học tín lý tại Viện Ðại học Công giáo Paris. Năm 1998, Cha trình bày luận án Thạc sĩ về đề tài Khoa học và Thần học về Tôn giáo.

Sau khi tốt nghiệp, Cha trở về phục vụ tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và được cử làm giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

Ngày 4 tháng 7 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Cha làm Giám mục Phụ tá của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh thay cho Giám mục Alôsiô Phạm Văn Nẫm vừa qua đời ngày 30 tháng 6 năm 2001. Lễ tấn phong của Đức Cha được tổ chức ngày 17 tháng 8 năm 2001 tại Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn, do chính Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ phong và hai Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc và Giuse Ngô Quang Kiệt phụ phong.

Sau khi được tấn phong chức Giám mục, Đức Cha được bầu vào Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kì VIII (2001-2004), IX (2004-2007) và X (2007-2010), liên tục giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Văn hóa và Đức tin. Đức Cha được các giáo dân biết đến như là một nhà văn, nhạc sĩ thánh ca với nghệ danh Thông Vi Vu. Đức Cha là một người vui tính và có khả năng thuyết giảng.

Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Giáo hoàng Biển Đức XVI công bố sắc chỉ đã bổ nhiệm Đức Cha làm Giám mục Giáo phận Phan Thiết, thay cho Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan xin từ chức vì lí do sức khỏe. Đức Cha chính thức nhậm chức tại giáo phận này vào ngày 3 tháng 9 năm 2009.



Ôi Bê Lem Thành





34 năm, một con số không lớn lắm nhưng cũng khá lâu khi nói về số năm trong đời người. Lần đầu tiên được nghe, được tập cho hát và được hát bài hát này trong buổi trình diễn Thánh ca với các anh chị em Ca đoàn Chúa Hài Đồng GX Đa Minh - Ba Chuông cũng đã 34 năm rồi. Ngày ấy, anh chị em ca viên của Ca đoàn chỉ mới là những học sinh cấp II đang tham gia khóa học Giáo lý Bao đồng của nhà thờ.


Trôi theo dòng đời, Anh Chị Em Ca viên bây giờ cũng mỗi người một nơi, có những người còn gặp lại, có những người mãi mãi không gặp lần nữa. Nhưng có lẽ mỗi dịp Noel về, chắc hẳn đâu đó trong lòng mọi người lại vọng vang những bài hát của chúng mình ngày xưa khi vô tình nghe được ở đâu đó trong cuộc sống thường ngày.

Vào một dịp lễ Giáng sinh Ca đoàn đã in một tập sách hát vừa dùng để hát cho lễ đêm Giáng sinh năm ấy, vừa là một món quà kỷ niệm tặng cho mọi người trong lễ Giáng sinh. Gọi là tập hát nhưng thật sự chỉ vỏn vẹn vài bài hát Giáng sinh. Thế nhưng, với điều kiện lúc bấy giờ cũng là một cố gắng rất lớn của mọi người thực hiện. Trước tiên là các Anh Chị Em phải ngồi viết lại bài hát có cả khuông nhạc bằng tay, trang trí sao cho đẹp vì khi photocopy chỉ một màu đen duy nhất. Mà theo trí nhớ đã quên gần hết của mình thì là Anh Vũ Thiên làm việc này. Rồi đến người đem đi photocopy, mang về và cùng nhau đóng thành tập cho đỡ tốn kinh phí. Và, mình vẫn nhớ hoài bài đầu tiên trong tập hát này là bài ÔI BÊ LEM THÀNH.



Bài Hát nhạc nước ngoài có tên là O Little Town of Bethlelem được Thầy Nguyễn Việt đặt lời tiếng Việt. Trong một lần lang thang internet, mình đã gặp được một ban hát cùng dàn nhạc hát bài hát này. Mời mọi người thưởng thức O Little Town Of Bethlehem qua phần trình diễn của The Mormon Tabernacle Choir :




O Little Town Of Bethlehem - The Mormon Tabernacle Choir

1. Ôi Bê Lem thành nhỏ bé khiêm nhường, giữa đêm ngủ im nào biết,
Bao nhiêu biến cố cao siêu phi thường, đến cho mình giữa đêm nay.
Bóng tối kíp lui xa dần rồi hy vọng ngàn năm đã tới,
Giê Su Ngôi lời ánh Sáng muôn đời giáng sinh vào giữa đêm nay.

2 . Cứu Chúa bởi trời sinh xuống cõi đời, để ban tình yêu tuyệt đối.
Bao quanh Thiên Sứ tung hô muôn lời, chắp tay triều bái Vua trời.
Góp hết các sao trên bầu trời chung hòa bài ca chiêm bái :
Vinh quang trên trời Thiên Chúa muôn đời, chúc an bình khắp nhân loài.

3. Ôi quá khiêm nhường ôi quá dị thường : Đức Vua trời xuống trần thế.
Đem bao ân phúc tới khắp tâm hồn, xuống ơn lành thánh tràn trề.
Hãy lắng tiếng nghe tin mừng này loan truyền cho khắp thế giới
Hôm nay Vua trời sinh xuống cõi đời để ban hồng phúc muôn người.



Ai thích hòa tấu cũng có thể nghe bài này qua phần trình diễn của 05 cây Cello với cùng một người chơi !!! Quá tuyệt !



5 cellos playing "O Little Town of Bethlehem."


Nghe  Acapella cho đã nhen :



Nếu ai thích nghe độc tấu Piano thì cũng có thể xem clip này


Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Veni Veni Emmanuel



Giữa đêm khuya thanh vắng, nghe lại O Come, Emmanuel của ThePianoGuys trình bày. Mở đầu với những âm trầm, rền rĩ và chậm rãi của tiếng Cello mang đến người nghe một cảm giác rờn rợn, cứ như đang nghe được tiếng rên rỉ văng vẳng tới từ cõi âm u cùng tận, liên tưởng đến những lời kêu cầu thảm thiết của nhân loại giữa bóng đêm bao trùm : O Come, O Come, Emmanuel : Lạy Đấng Cứu Thế, xin hãy đến, xin cứu chuộc chúng con !

May thay, giữa bóng đêm tăm tối đó, tiếng réo rắt của piano như ánh sao lấp lánh, tỏa sáng, soi đường cho nhân loại tìm đến nơi Hài Nhi Giê Su hạ sinh. Là Nguồn mạch của bình an cho nhân loại, Người đến để giải thoát cho muôn dân khỏi mọi khốn cùng, tội lỗi.

Tuy đối nghịch với nhau, dù là réo rắt hay trầm ấm, khi là chính lúc lại là phụ. Cả hai nhạc cụ luôn hòa quyện với nhau một cách hài hòa trong suốt bài nhạc làm cho người nghe đôi lúc bị bất ngờ giữa sự thay đổi vai trò của 2 nhạc cụ này. Và đó cũng là một trong những điều làm nên một bản hòa tấu tuyệt vời không thể thiếu trong playlist của nhiều người vào những ngày đầu chuẩn bị bước vào mùa Giáng sinh.







Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bí quyết Yêu thương theo Kinh Thánh


Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:34-35).
Có mối liên hệ rõ ràng giữa tính duy nhất trong thân xác và sự thúc đẩy của Phúc Âm. Thiếu yêu thương và duy nhất có thể là sự ngăn cản đối với việc Phúc Âm hóa.

Nhiều người không biết lý do chính mà các nhà truyền giáo phải trở về sớm từ nơi truyền giáo. Không phải vì thiếu ngân quỹ, vì chính phủ gây khó dễ, mà vì xung khắc giữa những người truyền giáo!

Xung khắc và đối lập ý kiến là điều khó tránh khi chúng ta sống và làm việc với nhau. Bạn không là nhà truyền giáo, không cần nhìn đâu xa, mà hãy nhìn vào chính gia đình mình. Làm sao có thể yêu thương và tha thứ?

Đây là 7 cách đơn giản (nhưng không dễ) mà Kinh Thánh giúp bạn nuôi dưỡng lòng yêu thương và tính duy nhất trong mọi mối quan hệ:

1. Sống khiêm nhường: “Anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định” (1 Pr 5:5-6).

2. Thực hành điều tốt: “Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, xin anh em hãy để ý” (Pl 4:8).

3. Giữ lương tâm trong sáng: “Tôi đặt nơi Thiên Chúa niềm hy vọng này, như chính họ cũng hy vọng, là người lành và kẻ dữ sẽ sống lại. Vì thế, cả tôi nữa, tôi cố gắng để trước mặt Thiên Chúa và người ta, lương tâm tôi không có gì đáng chê trách” (Cv 24:15-16).

4. Đừng gay gắt: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Ep 4:31-32).

5. Bỏ qua lời xúc phạm: “Hiểu biết làm con người chậm giận, bỏ qua lời xúc phạm khiến con người được tôn vinh” (Cn 19:11).

6. Xây dựng hòa bình lẫn nhau: “Chúng ta hãy theo đuổi những gì đem lại bình an và những gì xây dựng cho nhau” (Rm 14:19).

7. Theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần: “Đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa. Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí” (Ep 5:18).

Hãy xét mình và suy nghĩ về các mối quan hệ. Hãy cầu nguyện nếu có điều gì cần làm để “lương tâm không có gì đáng chê trách” (Cv 24:16). Vì công cuộc loan báo Tin Mừng, hãy hành động tích cực bằng cách yêu thương nhau chân thành.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ navigators.org)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Đường Đời

Ngắn hay dài, sướng hay khổ, rồi đến một ngày nào đó, ai cũng phải đối mặt với chính cuộc đời mình một lần trước khi ra đi mãi mãi. Vì trong những giây phút ấy, ai mà không muốn nhìn một lần cuối những chặng đường đã qua,

My Way, bài hát được Jacques Revaux soạn nhạc và đặt lời với tựa đề Comme d'habitude, trái với nhiều người lầm tưởng ca khúc này ban đầu là do Claude François sáng tác.Theo lời kể của chính tác giả, ông viết bài này vào tháng 6/ 1967 ban đầu cho Michel Sardou, nhưng do bị từ chối nên ông mới mời ca sĩ Hervé Vilard, nổi danh hai năm trước đó với nhạc phẩm Capri c’est fini, ghi âm ca khúc này. Đến khi thâu xong, thì bỗng nhiên bài hát lại đổi chủ. Số là Claude François vào lúc đó chuẩn bị cho ra mắt đĩa hát mới, nhưng trên đĩa nhựa vẫn còn thiếu một ca khúc, cho nên anh mới nhờ tác giả Revaux gửi bài hát cho anh.

Khi nhận được bài hát, Claude François cùng với một tác giả khác là Gilles Thibault mới sửa đổi điệp khúc, viết lại một số ca từ. Một khi được hoàn chỉnh, bài được đặt tựa là Comme d'habitude và qua đó nói lên cái thói quen thường ngày gây nhàm chán, đổ vỡ trong tình yêu đôi lứa. Thật ra, vào thời đó danh ca Claude François vừa chia tay với thần tượng nhạc trẻ France Gall, sau 4 năm chung sống. Gợi hứng từ câu chuyện đời tư, anh khóc thương cho số phận của chính mình khi tình yêu đánh mất.


Paul Anka, người đã giành được quyền phát hành bài hát bằng tiếng Anh, nhưng mãi không tìm được ca từ ưng ý khi dịch sang tiếng Anh. Ông quyết định viết lại toàn bộ lời bài hát bằng tiếng Anh và được ghi âm bởi ca sĩ đàn anh Frank Sinatra vào ngày 30/12/1968 và xuất bản vào đầu năm 1969 với tựa đề My Way. 


Còn trong tiếng Việt, bài hát được chuyển thành nhạc phẩm Đường đời, có 02 bản cho lời Việt, một bản là của Nam Lộc và một bản của Lê Ngọc Dũng – Nguyễn Đăng Hưng.

Frank Sinatra thú thật rằng chính ông cũng không ngờ rằng bản nhạc này lại thành công đến như vậy, tuy không bao giờ đứng đầu bảng xếp hạng nhưng lại ăn sâu vào lòng người, tiềm tàng trong ý thức của công chúng. Các phiên bản sau đó của các danh ca lẫy lừng nhất từ Elvis Presley cho đến Tom Jones, từ Ray Charles cho đến Nina Simone giúp cho bài hát vượt thời gian để rồi trở thành bất tử (timeless).

Bản nhạc đi vòng quanh thế giới qua các màn trình diễn, biểu diễn của không biết bao nhiêu ca sĩ, ban nhạc.  André Rieu là lựa chọn cho những khoảng lặng khi thưởng thức bản nhạc này. Mở đầu với tiếng violon réo rắt, sắc ngọt trong cái yên tĩnh của trời đêm như lưỡi dao cứa thẳng vào thịt da và ngọt ngào xuyên thấu con tim, như nhắc nhở người nghe những giây phút cuối cùng của mình trong cuộc đời đang đến gần. đúng như ý đồ của tác giả ở tuổi 27 khi đặt lời cho bài hát đã tự đặt mình vào tư thế của một người đàn ông từng trải đến tuổi xế chiều của đàn anh Frank Sinatra nhìn lại thân phận ba chìm bảy nổi trước bao thăng trầm, sóng gió bấp bênh đời người và lột tả những kinh nghiệm chua cay học hỏi từ cuộc đời. Người đàn ông ngậm ngùi xót xa nhưng không nuối tiếc. Cho dù cuộc đời có thăng trầm nổi trôi, nhưng khi phải đối đầu với tất cả những thách thức cuộc đời, ông vẫn tự định đoạt lấy để làm theo ý mình. 

Bè nữ hát phụ họa lại một cơn gió thoảng nhẹ nhàng, xua tan chút nóng bức của ngày hè, như xoa dịu phần nào những vết thương lòng. Hòa lẫn trong dàn violon là tiếng sáo với những giai điệu da diết như tái hiện những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc trong cuộc sống. Trước khi sóng gió nổi lên cao ngất đến tột cùng trong sự đau khổ với sự bùng nổ, dõng dạc và hoành tráng của dàn nhạc. Để rồi lắng đọng trong một khoảnh khắc ngắn ngủi trước khi kết thúc một cách rất dứt khoát, không hề mang theo bên mình một chút tiếc nuối.








Cuộc đời vẫn được ví tựa dòng sông, có khi sông êm đềm lặng lẽ và cũng có khi sông cuồn cuộn dâng trào. Càng nhiều tuổi hơn, con người ta càng sống với những ký ức. Buồn vui lẫn lộn, nhưng hãy cố gắng sống sao để khi nhìn lại chúng ta không chút hối tiếc vì đã sống cả cuộc đời với chính sự định đoạt của mình.Như Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng tâm sự : Tôi và bạn tôi là bác sỹ Lê Ngọc Dũng (Đà Nẳng) đã cùng nhau soạn lại lời Việt để phù hợp cho chính cuộc đời chúng tôi hơn :

Và tôi sẽ tới một lúc lặng im, 
Để nghe tiếng nói đến từ trái tim
Rồi khi nhắm mắt lòng vẫn bình yên,
Đời như chiếc lá rơi.


Nghe Bài hát " Đường Đời " ( Comme d'habitude )  lời Pháp, Anh do ca sĩ  Khánh Hà trình bày.




Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Kính Mừng Maria


Từ hơn 30 năm trước, mình đã được Thầy Cầm tập cho hát bài hát này, bài hát được Thầy viết riêng cho Ca đoàn Chúa Hài Đồng trong dịp lễ kính Đức Mẹ Mân Côi của Giáo xứ, và cũng là một trong những lần đầu tiên Ca đoàn Chúa Hài Đồng ra mắt với mọi người trong giáo xứ Đa Minh - Ba Chuông sau ngày thành lập.

Không biết có phải vì là bài hát của Sư phụ sáng tác hay là vì đây là một trong những bài hát đầu tiên của Ca đoàn nên nó mang nhiều kỷ niệm khiến mình thấy bài hát hay hơn tất cả các bài hát phổ nhạc từ kinh Kính Mừng mà mình đã được nghe.

Riêng với mình, cái hay của bài hát là khi phổ nhạc Thầy Cầm vẫn giữ được nguyên văn lời của kinh Kính Mừng, không thay đổi dù chỉ 01 từ nào cả. Bất kể ai đã từng đọc kinh Kính Mừng đều có thể hát bài này mà không cần xem lời của bài hát ! Mặc dù vậy, giai điệu của bài hát vẫn rất du dương, thanh thoát không bị gò bó bởi các ca từ sẵn có. Bài hát được viết 02 bè đơn giản phù hợp với giọng hát của các em thiếu nhi ngày ấy, tuy nhiên phần hòa âm phối khí thì lại được Thầy chăm chút rất kỹ lưỡng.

Còn nhớ ngày ấy, phần dạo đầu rất đơn giản gồm 4 khuông nhạc với các quãng của hợp âm chính được rải đều bằng tiếng guitar điêu luyện của Vũ Linh, tay guitar tuyển chọn của Ca đoàn. Tiếp theo là giọng ca đơn sơ, ngọt ngào, căng tràn sức sống của các ca viên nhí. Có lẽ phần giang tấu của dàn violon hiếm có thời ấy là một điều khiến bài nhạc đã hay lại tăng thêm sự cuốn hút người nghe. Nhẹ nhàng cùng âm giai đô trưởng với 2 quãng 8 liên tiếp, từ những note trầm và mạnh dần khi lên đến những note cao. Rồi lại dặt dìu quay xuống những note trầm để quay lại phần dạo đầu của guitar và lập lại lần nữa bản nhạc. Sau đó kết thúc bằng Amen, Amen.

Bài hát sau này được Lê Hoàng Thắng, một trong những ca đoàn trưởng của Ca đoàn phối âm lại theo trí nhớ và thực hiện ghi âm. Thắng đã gửi cho mình và mọi người từ rất lâu.Tình cờ hôm rồi xem được một đoạn clip Thiên Thần loan tin cho Đức Mẹ thụ thai mình có ý định sẽ lồng nhạc vào clip này vì rất có ý nghĩa. Không may cho mình là tuần rồi, hệ thống internet ở nhà trục trặc, lúc được lúc không nên không thể download clip này về, cùng với bận rộn một số việc khác làm cho mình chưa thể hoàn thành được ý định. Khi đã tương đối rảnh và mạng internet tốt trở lại, mình lập tức thực hiện ngay ý định này. Một phần vì máy tính xịn, một phần vì mình quá giỏi vế máy tính nên sau 02 đêm trầy trật. Chỉnh tới chỉnh lui, cuối cùng thì cũng ra được một đoạn clip như ý muốn. Vậy là . . . up lên thôi. hi hi hi.

Và cũng thật tình cờ, hôm nay là lễ kính sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Xin dâng lên Mẹ như một món quà mừng sinh nhật, mặc dù chẳng có gì là của con. Clip người khác thu hình, nhạc thì người khác hát thu tiếng. Có chăng con chỉ trộn lại , thêm chút mắm muối và dâng cho Mẹ mà thôi !


Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Người Yêu Dấu ơi !





Mayumi Itsuwa sinh năm 1951. Cô tự sáng tác và chơi nhạc của chính mình, thứ âm nhạc nhuốm màu folk pha pop. Itsuwa được xem là một Carole King của Nhật và cũng chính Carole King đã đệm piano trong một vài album của Itsuwa. Với lối sáng tác hơi thiên Tây phương, Itsuwa luôn mong muốn hướng ra bên ngoài nhiều hơn là thị trường nội địa và bản thân cô hợp tác và làm việc với nhiều nhà sản xuất có tiếng tăm tại Mỹ. Sự xuất hiện của ca khúc Koibito Yo đã giúp Itsuwa trở nên nổi tiếng không chỉ ở Nhật mà còn tại châu Á. Từ năm 1980 trở đi những sáng tác của cô được biết đến nhiều hơn.


Âm nhạc của Mayumi Itsuwa lúc nào cũng vương vấn nỗi buồn. Hầu như những sáng tác của cô đều nói về tình yêu, sự mất mát, những nỗi buồn len lén nối nhau một cách nhịp nhàng, không lên gân, tạo cảm giác dễ chịu và đọng lâu. Koibito Yo là một điển hình.

Bài hát là một câu chuyện buồn kể về một người phụ nữ ngồi trên ghế đá công viên trong một chiều mưa khi mùa đông đang đến gần. Người phụ nữ cô đơn và ước người đàn ông vừa chia tay sẽ quay lại và nói “lời chia tay kia, chỉ là bông đùa”. Nhưng bóng dáng xưa cũ không quay về và trong nỗi buồn nhớ buổi chiều đông, người phụ nữ thì thầm hát: “Người yêu dấu ơi, tạm biệt anh. Dẫu thế nào thì bốn mùa vẫn nối tiếp nhau đến trong đời. Chuyện của đôi ta giờ như vì sao băng trong đêm, sáng ngời rồi vụt tắt, tựa một giấc mơ đã qua”. “Giấc mơ” trong chữ dùng của Itsuwa, Mujou No Yume, có nghĩa mang tính vô thường, hạnh phúc thường ngắn ngủi. 

Chất giọng của Itsuwa có khả năng truyền cảm đến lạ kỳ, vửa day dứt, vừa gợi lên rất nhiều hồi tưởng về những kỷ niệm, về những gì đã mất, về những gì cũ kỹ xa xăm lắm.

Lúc đầu Itsuwa chỉ định đệm piano cho bài này nhưng khi nhà sản xuất Funayama nghe bản demo, ông quyết định gắn thêm dàn dây và phần mở đầu (intro) cho dàn dây kéo suốt 40 giây và 10 giây tiếp theo là phần đệm piano của Itsuwa. Lúc đó, việc cho intro kéo dài quá lâu trong một bài nhạc pop là một sự dũng cảm. Các nghệ sĩ phương Tây khi ấy có nhiều người cũng làm thế nhưng ở thị trường pop châu Á, ít nghệ sĩ nào dám “câu” công chúng lâu đến vậy.

Koibito Yo là một ngoại lệ và chính phần mở đầu của một dàn violin đã đưa người nghe bay bổng ngay từ phút đầu tiên và quyết định sự thành công của ca khúc này. Nhạc sĩ Funayama soạn giai điệu riêng cho dàn dây theo tinh thần của bài hát, trong suốt gần 1 phút đầu tiên, hoà âm của cả dàn nhạc cất lên với nhịp độ dồn dập tựa như cơn gió lạnh đang rít lên từng cơn nơi công viên cô gái đang ngồi. những giai điệu chồng lớp như diễn tả tâm trạng rối bời của người phụ nữ… 

Thế rồi, âm hưởng cứ dần dịu lại, chậm lại, càng ngày sự cô đơn tuyệt vọng càng rõ rệt, chỉ còn lại tiếng hát đầy day dứt như thể đây là câu chuyện đang kể về mối tình của chính cô.

Nhưng thực tế không phải vậy dù câu chuyện của Itsuwa cũng đẫm màu bi kịch. Bài hát ra đời vào tháng 8/1980, thì trước đó vài tháng, người bạn thân nhất của cô, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng Takasuke Kida, qua đời trong một tai nạn thảm khốc. Itsuwa luôn xem Kida là một người thân trong nhà và cái chết của ông làm cô đau đớn, “như thể chạm vào tim tôi, tôi muốn ngã quỵ và không muốn tin đó là sự thật”. Nhưng sự thật không thể thay đổi. Trong nỗi buồn sâu thẳm, những ca từ hiện lên trong tâm trí Itsuwa và khi nó hoàn thành (rất nhanh) thì Itsuwa ngồi vào piano và ráp nhạc. đây là một trong rất ít bài hát mà Itsuwa sáng tác lời trước khi làm nhạc. Bài hát được hoàn thành tại Paris khi cô đang lưu diễn tại đây và sau đó được phát hành tại Nhật.
( Sưu tầm )

Lời bài hát tạm dịch :



Hoàng hôn với những chiếc lá thu vàng rơi rụng báo hiệu những ngày giá lạnh đang đến. Ðã hết rồi những bản tình ca, còn chăng là mưa rơi trên chiếc ghế xiêu vẹo. Người yêu dấu ơi, hãy về với tôi, hãy cười và nói với tôi rằng câu nói chia tay chỉ là lời nói đùa mà thôi.

Người chạy bộ ngang qua trên con đường đá sỏi như muốn nói với tôi đang ngồi yên như tượng đá, hãy quên đi tất cả. Người yêu dấu ơi, mùa này tiếp nối mùa kia, nhưng hai người ngày nào giờ đã chia xa. Một ánh sao rơi, chợt sáng lên rồi vụt tắt trên bầu trời của đêm hôm đó, mang theo giấc mơ tình yêu vô tình. Người yêu dấu ơi, hãy về với tôi, hãy cười và nói với tôi rằng câu nói chia tay chỉ là lời nói đùa mà thôi.

Click để nghe album NGÀN NĂM VẪN ĐỢI với một số bài hát nhạc Nhật lời Việt .


Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Chuyến xe về nhà Cha







Lang thang trên internet, tìm được bài hát này đã được nghe từ hồi còn nhỏ. Rồi lại ngẫm nghĩ về bài hát, nhớ ra một bài viết trên website của Giáo xứ Đa Minh nói về chuyến xe cuộc đời :  

Cuộc đời cũng giống như một chuyến tàu : người lên lên xuống xuống. Ở trạm này, ta gặp điều hân hoan, Ở trạm kia, ta gặp nỗi u buồn. Khi chào đời ta lên tàu và gặp cha mẹ ta, và ngỡ rằng họ sẽ ở với mình suốt cuộc hành trình.

Đau đớn thay, sự thật thì khác hẳn. Các cụ xuống một sân ga dọc đường và để ta lại thiếu vắng tình yêu, và sự hiện diện của họ.

Dù sao, cũng có những người khác lên tàu, họ trở thành rất quan trọng với ta. Đó là anh chị em, bạn hữu và mọi người tuyệt vời mà ta thương mến.

Dù là nghèo khó hay giàu sang, ai cũng có một cảm xúc riêng cho chuyến đi của mình. Có người xem cuộc hành trình như một chuyến rong chơi. Có người lại cảm thấy u sầu suốt cuộc hành trình. Và, lúc nào cũng có người luôn sẵn sàng hiện hiện và giúp đỡ những ai cần đến. Có người xuống tàu, để lại cho người khác một nỗi nhớ khôn nguôi. Có người vừa lên đã xuống và ta chỉ đủ thời gian để thoáng thấy họ thôi.

Ta ngỡ ngàng vì nhiều hành khách ta thương mến lại ngồi trên một toa xe khác, và họ để ta một mình trong suốt cả chuyến đi. Dĩ nhiên, không ai ngăn cản ta đi tìm họ khắp nơi trên con tàu. Buồn thay, đôi khi ta không thể ngồi cạnh họ, vì chỗ ấy đã có người. Không sao ... cuộc hành trình là như thế đó: đầy thách thức, ước mơ, hy vọng, chia tay... mà không bao giờ quay lại. 

Ta hãy cố thực hiện cuộc hành trình một cách tốt đẹp nhất. Vì trong chuyến đi này, không chỉ có những người ta thương mến mà còn có cả những người ta không ưa thích. Và, đôi khi chính chúng ta lại là những phiền phức, rắc rối cho những người cùng đi. Hãy cố gắng cảm thông cho nhau và hãy tìm ra những điều tốt đẹp nhất nơi mỗi người. 

Đừng quên, bất cứ lúc nào trong chuyến đi, có một người bạn đồng hành cần ta thông cảm. Và chính ta có những lúc chới với, cần một ai đó cảm thông và chia sẻ.

Điều bí ẩn lớn nhất của hành trình cuộc đời là ta không biết lúc nào mình vĩnh viễn xuống tàu. Ta cũng không biết bạn đồng hành của mình, người ngồi sát bên ta, xuống tàu lúc nào.

Vĩnh biệt bạn bè cùng chuyến xe hẳn rất đau đớn. Nhưng tôi biết một ngày kia tại ga trung tâm sẽ gặp lại tất cả mọi người. Thế là tôi sẽ sung sướng nếu có thể góp phần làm gia tăng và làm phong phú cho hành trang của họ. Các bạn ơi, hãy làm hết sức mình để thực hiện một chuyến đi tốt đẹp và hãy cố để lại những kỷ niệm đẹp khi đến giờ phải rời khỏi toa xe.

Sưu tầm

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Say Tình



Sáng nay đi làm, bất chợt nhớ đến một người bạn bỗng dưng mất liên lạc gần cả năm. Lấy điện thoại, tìm tên rồi OK với dự đoán sẽ nghe câu thu âm : " The first that you have called is not available at the moment, please try again later " vì 90% là điện thoại đang tắt vì không ở VN. Vậy mà thật bất ngờ khi lại được nghe : ờ, nghe nè. Sao biết về mà gọi vậy ? . Nhớ lại trước tới giờ cũng đã có vài lần như thế, thật là tình cờ !




Tối về, bất chợt được xem một video trên Youtube, nghe bài nhạc rất quen nhưng phải một lát mới nhớ ngày xưa karaoke có anh bạn rất thích và chỉ hát bài này khi đã khui tới lon thứ 5 mà thôi. Bài hát chuyển ngữ sang tiếng Việt với tựa đề là  " Say tình ". Khoái cái ban nhạc tự phát, khoái nhất là anh chàng cắt cheese chỗ cây treo dây xúc xích có cái đẩy tay rất điệu nghệ, đánh cái đàn đại vĩ cầm to đùng như mình ngày xưa ! kkk

Không biết có phải vì " Nào ngờ em quay lưng cho ta quá đau buồn, Giữa quãng đường làm người tình si quá mê dại. Ôm lòng vỡ nát trút hết trong ly rượu nồng " nên gần đã gần 40, anh bạn vẫn là dân phòng không. Rồi mỗi lần có dịp karaoke với bạn bè, anh lại  . . . . . " Say tình " :

Rót mãi những chén chua cay này, lêu bêu như gã du ca buồn.
Lang thang bước với nỗi đau, với trái tim ta tật nguyền.

Buồn nào đưa ta qua những nỗi đau thương này
Giọt hồng ta say cho quên đi đôi mắt u tình
Ánh mắt đắm đuối đôi môi đam mê đôi tay buông lơi
Em yêu đã giết ta trong một đêm si mê buồn

Vì yêu em nên ta đã hoá ngây ngô rồi
Mỗi sáng mỗi tối ta điên ta say với bóng em
Ðã thấy những nỗi đau thương chua cay đâu không ai hay
Khi em đã bước đi theo niềm vui kia di rồi

Nào ngờ em quay lưng cho ta quá đau buồn
Giữa quãng đường làm người tình si quá mê dại
Ôm lòng vỡ nát trút hết trong ly rượu nồng

Ðã trót đã lỡ yêu em rồi, con tim ta lỡ trao em rồi.
Ta say ta hát nghêu ngao lời tình si mê, em có hay không nào ?



Nguyên văn bài hát từ tiếng Italia được dịch qua tiếng Anh :



Let me sing, with the guitar in my hands
Let me sing, I’m an Italian .

Good morning Italy, the spaghetti al dente, and a partisan for president
With the car radio always in the right hand, and a canary over the window 

Good morning Italy with your artists, too much America on the posters
With songs, with love, with heart, with more women less and less nuns.

Good morning Italy, good morning Maria, with eyes full of melancholy
Good morning my God, You know that I’m here too.

Let me sing with the guitar in my hand, let me sing a song softly softly
Let me sing because I’m proud of that, I’m an Italian, a real Italian .

Good morning Italy that is not afraid at all, with the mint shaving foam
With a gessato dress in blue, and the moviola on Sunday on the TV.

Good morning Italy with espresso coffee, new socks in the first drawer
With the flag in the laundry, and a Seicento with an old bodywork.

Good morning Italy, good morning Maria, with sweet eyes of melancholy
Good morning my God, You know that I’m here too .

Let me sing with the guitar in my hand, let me sing a song softly softly
Let me sing because I’m proud of that, I’m an Italian, a real Italian.


Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Đôi tai của tâm hồn





Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. 

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 

"Cháu hát hay quá!". Một giọng nói vang lên: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. 


Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. 

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. 

"Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay" - một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

Thưởng thức nhạc phẩm " Canon in D " -  Johann Pachelbel do dàn nhạc Paul Mauriat trình bày