Mayumi Itsuwa sinh năm 1951. Cô tự sáng tác và chơi nhạc của chính mình, thứ âm nhạc nhuốm màu folk pha pop. Itsuwa được xem là một Carole King của Nhật và cũng chính Carole King đã đệm piano trong một vài album của Itsuwa. Với lối sáng tác hơi thiên Tây phương, Itsuwa luôn mong muốn hướng ra bên ngoài nhiều hơn là thị trường nội địa và bản thân cô hợp tác và làm việc với nhiều nhà sản xuất có tiếng tăm tại Mỹ. Sự xuất hiện của ca khúc Koibito Yo đã giúp Itsuwa trở nên nổi tiếng không chỉ ở Nhật mà còn tại châu Á. Từ năm 1980 trở đi những sáng tác của cô được biết đến nhiều hơn.
Âm nhạc của Mayumi Itsuwa lúc nào cũng vương vấn nỗi buồn. Hầu như những sáng tác của cô đều nói về tình yêu, sự mất mát, những nỗi buồn len lén nối nhau một cách nhịp nhàng, không lên gân, tạo cảm giác dễ chịu và đọng lâu. Koibito Yo là một điển hình.
Bài hát là một câu chuyện buồn kể về một người phụ nữ ngồi trên ghế đá công viên trong một chiều mưa khi mùa đông đang đến gần. Người phụ nữ cô đơn và ước người đàn ông vừa chia tay sẽ quay lại và nói “lời chia tay kia, chỉ là bông đùa”. Nhưng bóng dáng xưa cũ không quay về và trong nỗi buồn nhớ buổi chiều đông, người phụ nữ thì thầm hát: “Người yêu dấu ơi, tạm biệt anh. Dẫu thế nào thì bốn mùa vẫn nối tiếp nhau đến trong đời. Chuyện của đôi ta giờ như vì sao băng trong đêm, sáng ngời rồi vụt tắt, tựa một giấc mơ đã qua”. “Giấc mơ” trong chữ dùng của Itsuwa, Mujou No Yume, có nghĩa mang tính vô thường, hạnh phúc thường ngắn ngủi.
Bài hát là một câu chuyện buồn kể về một người phụ nữ ngồi trên ghế đá công viên trong một chiều mưa khi mùa đông đang đến gần. Người phụ nữ cô đơn và ước người đàn ông vừa chia tay sẽ quay lại và nói “lời chia tay kia, chỉ là bông đùa”. Nhưng bóng dáng xưa cũ không quay về và trong nỗi buồn nhớ buổi chiều đông, người phụ nữ thì thầm hát: “Người yêu dấu ơi, tạm biệt anh. Dẫu thế nào thì bốn mùa vẫn nối tiếp nhau đến trong đời. Chuyện của đôi ta giờ như vì sao băng trong đêm, sáng ngời rồi vụt tắt, tựa một giấc mơ đã qua”. “Giấc mơ” trong chữ dùng của Itsuwa, Mujou No Yume, có nghĩa mang tính vô thường, hạnh phúc thường ngắn ngủi.
Chất giọng của Itsuwa có khả năng truyền cảm đến lạ kỳ, vửa day dứt, vừa gợi lên rất nhiều hồi tưởng về những kỷ niệm, về những gì đã mất, về những gì cũ kỹ xa xăm lắm.
Lúc đầu Itsuwa chỉ định đệm piano cho bài này nhưng khi nhà sản xuất Funayama nghe bản demo, ông quyết định gắn thêm dàn dây và phần mở đầu (intro) cho dàn dây kéo suốt 40 giây và 10 giây tiếp theo là phần đệm piano của Itsuwa. Lúc đó, việc cho intro kéo dài quá lâu trong một bài nhạc pop là một sự dũng cảm. Các nghệ sĩ phương Tây khi ấy có nhiều người cũng làm thế nhưng ở thị trường pop châu Á, ít nghệ sĩ nào dám “câu” công chúng lâu đến vậy.
Koibito Yo là một ngoại lệ và chính phần mở đầu của một dàn violin đã đưa người nghe bay bổng ngay từ phút đầu tiên và quyết định sự thành công của ca khúc này. Nhạc sĩ Funayama soạn giai điệu riêng cho dàn dây theo tinh thần của bài hát, trong suốt gần 1 phút đầu tiên, hoà âm của cả dàn nhạc cất lên với nhịp độ dồn dập tựa như cơn gió lạnh đang rít lên từng cơn nơi công viên cô gái đang ngồi. những giai điệu chồng lớp như diễn tả tâm trạng rối bời của người phụ nữ…
Thế rồi, âm hưởng cứ dần dịu lại, chậm lại, càng ngày sự cô đơn tuyệt vọng càng rõ rệt, chỉ còn lại tiếng hát đầy day dứt như thể đây là câu chuyện đang kể về mối tình của chính cô.
Nhưng thực tế không phải vậy dù câu chuyện của Itsuwa cũng đẫm màu bi kịch. Bài hát ra đời vào tháng 8/1980, thì trước đó vài tháng, người bạn thân nhất của cô, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng Takasuke Kida, qua đời trong một tai nạn thảm khốc. Itsuwa luôn xem Kida là một người thân trong nhà và cái chết của ông làm cô đau đớn, “như thể chạm vào tim tôi, tôi muốn ngã quỵ và không muốn tin đó là sự thật”. Nhưng sự thật không thể thay đổi. Trong nỗi buồn sâu thẳm, những ca từ hiện lên trong tâm trí Itsuwa và khi nó hoàn thành (rất nhanh) thì Itsuwa ngồi vào piano và ráp nhạc. đây là một trong rất ít bài hát mà Itsuwa sáng tác lời trước khi làm nhạc. Bài hát được hoàn thành tại Paris khi cô đang lưu diễn tại đây và sau đó được phát hành tại Nhật.
Nhưng thực tế không phải vậy dù câu chuyện của Itsuwa cũng đẫm màu bi kịch. Bài hát ra đời vào tháng 8/1980, thì trước đó vài tháng, người bạn thân nhất của cô, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng Takasuke Kida, qua đời trong một tai nạn thảm khốc. Itsuwa luôn xem Kida là một người thân trong nhà và cái chết của ông làm cô đau đớn, “như thể chạm vào tim tôi, tôi muốn ngã quỵ và không muốn tin đó là sự thật”. Nhưng sự thật không thể thay đổi. Trong nỗi buồn sâu thẳm, những ca từ hiện lên trong tâm trí Itsuwa và khi nó hoàn thành (rất nhanh) thì Itsuwa ngồi vào piano và ráp nhạc. đây là một trong rất ít bài hát mà Itsuwa sáng tác lời trước khi làm nhạc. Bài hát được hoàn thành tại Paris khi cô đang lưu diễn tại đây và sau đó được phát hành tại Nhật.
( Sưu tầm )
Lời bài hát tạm dịch :
Hoàng hôn với những chiếc lá thu vàng rơi rụng báo hiệu những ngày giá lạnh đang đến. Ðã hết rồi những bản tình ca, còn chăng là mưa rơi trên chiếc ghế xiêu vẹo. Người yêu dấu ơi, hãy về với tôi, hãy cười và nói với tôi rằng câu nói chia tay chỉ là lời nói đùa mà thôi.
Người chạy bộ ngang qua trên con đường đá sỏi như muốn nói với tôi đang ngồi yên như tượng đá, hãy quên đi tất cả. Người yêu dấu ơi, mùa này tiếp nối mùa kia, nhưng hai người ngày nào giờ đã chia xa. Một ánh sao rơi, chợt sáng lên rồi vụt tắt trên bầu trời của đêm hôm đó, mang theo giấc mơ tình yêu vô tình. Người yêu dấu ơi, hãy về với tôi, hãy cười và nói với tôi rằng câu nói chia tay chỉ là lời nói đùa mà thôi.
Click để nghe album NGÀN NĂM VẪN ĐỢI với một số bài hát nhạc Nhật lời Việt .
Click để nghe album NGÀN NĂM VẪN ĐỢI với một số bài hát nhạc Nhật lời Việt .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét